Màu nước Leningrad
Khi bạn vẽ một bức tranh bằng màu nước, ánh sáng sẽ phản chiếu phần trắng của tờ giấy và ánh lên các màu sắc, tạo nên thứ ánh sáng thực sự kỳ diệu.
MÀU NƯỚC LENINGRAD
Màu nước là gì?
Màu nước (watercolour) là một loại vật liệu đa năng và linh hoạt có thể cho ra nhiều kết quả đa dạng. Còn được gọi là aquarelle (trong tiếng Pháp). Nó là một kĩ thuật vẽ, tại đó phần màu sơn được làm từ hạt sắc tố (pigment) hòa tan trong nước. Có niên đại hàng ngàn năm, màu nước là một loại chất liệu khá rắc rối để thuần thục nhưng có nhiều loại kỹ thuật màu nước đa dạng có thể giúp ích cho bạn và đây chắc chắn là một kỹ năng đáng để học tập. Khi bạn vẽ một bức tranh bằng màu nước, ánh sáng sẽ phản chiếu phần trắng của tờ giấy và ánh lên các màu sắc, tạo nên thứ ánh sáng thực sự kỳ diệu.
Sau đây là một số điều cần biết để bắt đầu vẽ màu nước được dễ dàng và hiệu quả.
Để trả lời cho câu hỏi “tính chất của màu nước là gì”, điều đầu tiên ta nên hiểu “nó được tạo ra như thế nào?”.
Màu nước (watercolor)
Các sắc tố màu được hoà tan vào nước tạo ra một dung dịch có màu sắc.
- Màu nước làm từ hạt sắc tố (pigment) trộn với chất nghiền màu (binder), gôm arabic (gum arabic).Gôm arabic là sản phẩm tự nhiên, không độc hại (dùng trong ngành sản xuất thực phẩm), hoà tan với nước, có tính acid nhẹ và chất nghiền màu tương đối yếu.
- Màu nước có gốc nước nên khô rất nhanh (khác sơn dầu khô lâu), tiện lợi cho việc di chuyển, có thể vẽ ở bất cứ đâu. Màu nước dễ chùi rửa, vệ sinh hoạ cụ chỉ việc hoà với nước.
- Vì sử dụng nước trong suốt quá trình vẽ nên bề mặt giấy cần được lựa chọn chuyên dụng, giấy có bề mặt phù hợp với phương pháp người vẽ cũng như ít bong tróc, độ giữ màu cao. Ngoài ra màu nước còn được dùng vẽ trên vải, lụa, da…
Kỹ thuật cơ bản để vẽ màu nước
- Với màu nước nên vẽ từ sáng tới tối. Cách ngược lại, thêm sáng vào tối hơi khó. Họa sĩ màu nước thường sử dụng kỹ thuật “wash”.
- Kỹ thuật chồng lớp (Wash) áp dụng lớp này sang lớp khác một lớp màu mỏng phủ lên khu vực lớn (chờ lớp này khô rồi đổ lớp tiếp theo) để tạo chiều sâu và vẽ chi tiết lên.
- Lưu ý: màu được phủ nhẹ nhàng, và chồng lớp với lượng màu có điều chỉnh, tránh đi cọ tới lui nhiều lần trên một vị trí, cọ sát mạnh để tán màu, như vậy sẽ gây bong và sờn mặt giấy cũng như gây vết lỗi khi phủ lớp màu tiếp theo.
- Cũng có thể dùng kỹ thuật ướt trên ướt (wet-on-wet), phủ lớp màu thứ 2 và thứ 3 khi lớp thứ nhất chưa khô, hoặc vẽ trực tiếp màu nước ướt lên mặt (giấy) khô mà không cần tạo các tầng màu trước.
- Đối với cách vẽ này, ta nên chú ý tới còn độ màu. Ở những bước sau, lượng màu được đưa vào nhiều hơn lượng nước để có được độ tương phản đậm nhạt và trong trẻo của màu.
- Sử dụng nhiều nước và phù hợp sẽ làm cho tác phẩm có độ loang nhiều hơn.
Trong Bài vẽ kết hợp đa sắc ngoài các kỹ thuật áp dụng, người vẽ cần quán xuyến bao quát các phần với cách sắp xếp bố cục, mảng miếng, hoà sắc, diễn tả được sự khác nhau của các chất liệu nhưng vẫn bật lên sự thuần khiết của màu nước. Làm rõ chính phụ, tỉ lệ tương quan, điểm nhấn cho tác phẩm.
Cách sửa lỗi sai trên tranh màu nước
Nếu phần màu đang ướt, dùng giấy lụa mỏng, mềm thấm phần màu thừa đi (chú ý: màu nước khô rất nhanh). Nếu màu đã khô, làm ướt lại chỗ màu đó rồi dùng giấy thấm đi, phần màu khô nhạt đi nhưng sẽ khó mất hoàn toàn, đặc biệt nếu là màu làm từ hạt sắc tố “staining” (hãm màu, loại này thấm vào giấy và khó xóa). Khi sửa tranh màu nước cần đặc biệt thận trọng, nếu giấy chất lượng không tốt, khi làm ướt rồi thấm màu mặt giấy dễ bong, tróc.
Liên hệ hotline: 0845.020.038
Hoặc điền thông tin đăng kí khóa học cho bé tại form bên dưới!
Course Features
- Duration 16 buổi học
- Activities Lộ Trình Nâng cao
- Skill level All levels
- Available Seats 15